Jan 15, 2009

Kiếm đạo Nhật Bản

Kiem dao Nhat Ban
237 magnify
Văn hóa Nhật bản độc đáo là bởi nó có sự kết hợp của nét truyền thống và hiện đại , trong đó , kiếm đạo là một nét văn hóa đặc trưng mà người Nhật tự hào .Hôm nay sẽ giới thiệu với mọi người một chút về kiếm đạo Nhật Bản , định làm hẳn về chủ đề samurai nhưng nó lớn quá , không thể nói hết trong một entry được .

Image Hosted by ImageShack.us

Kiếm được người Nhật sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến , nghe nói có nguồn gốc đầu tiên là từ Trung Quốc . Từ hình dạng thắng , cấu trúc đơn giản thì khi qua Nhật Bản , nó đã được cải tiến với đường gươm lượn cong , cán dài , mang tính đặc thù của Nhật Bản .

Nói về thời gian ra đời thì có tài liệu ghi là thế kỷ thứ 8 nhưng có tài liệu lại cho là thế kỉ thứ 10 thanh kiếm đậm chất Nhật Bản mới xuất hiện .

Ý nghĩa:Với một samurai thì thanh kiếm là một thứ không thể thiếu , nó không những chỉ là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn đại diện cho tinh thần chiến đấu , phẩm giá và danh dự cho họ . Nó như tâm hồn của mỗi võ sĩ samurai vậy , kiếm và người như hòa làm một , "Kiếm còn người còn , kiếm mất người cũng mất " . Chính vì vậy mỗi samurai coi thanh kiếm như mạng sống của mình , không ai được quyền sở hữu , ,những thanh kiếm quý sẽ được lưu truyền trong dòng tộc , thế hệ trước để lại cho thế hệ sau .

Đấy là về phần ý nghĩa , còn bây giờ Juan sẽ giới thiệu cho mọi người về các chủng loại kiếm :

Nếu chia theo độ dài , cấu tạo thì kiếm Nhật có 3 loại : Trường kiếm (kiếm dài - Tachi hoặc Katana ) , đoản kiếm (Kodachi hay Wakizashi) ngắn hơn một chút , cùng với kiếm dài tạo thành bộ song kiếm và kiếm ngắn , gần như dao găm (Tanto hoặc Akuchi ).Kiếm ngắn dùng khi cận chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tự sát ) . Image Hosted by ImageShack.us

Nếu chia về chức năng thì kiếm Nhật gồm 2 nhóm :

Cặp kiếm chiến đấu :TachiTanto

Cặp kiếm dân sự :KatanaWakazashi . Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us

Cặp kiếm chiến đấu thì thường sử dụng khi samurai mặc giáp phục , còn một khi cởi bỏ áo giáp thì họ chuyển sang sử dụng cặp Katana và Wakazashi . Katana có cấu tạo giống Tachi , chỉ khác một chút là Tachi có thêm bộ phận phụ ở vỏ bao để đeo bên hông .

Tachi , lưỡi gươm có cấu tạo cong , chuôi dài có thể nắm bằng cả hai tay . Vỏ bao có bộ phận phụ để đeo bên hông . Dùng khi mặc giáp phục . Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us

Tanto : cấu tạo giống Tachi nhưng ngắn , gần giống như dao găm vậy . Dùng khi giáp chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tứ sát ) Sau đây là show hàng Tanto : Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.usImage Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us

Katana:có cấu tạo giống Tachi nhưng không có bộ phận phụ để đeo bên hông , và dùng khi cởi bỏ áo giáp Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us

Wakazashi:có cấu tạo dài hơn Tanto và hợp với Katana thành một cặp song kiếm . Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us

Có thể nói sau một khoảng thời gian dài phát triển, môn kiếm thuật Nhật Bản Kenjitsu, với những đặc trưng riêng mới được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng một hệ thống kỹ thuật riêng để lập nên những trường phái rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 bài tập đối luyện kiếm thuật (Kata) với tổ hợp động tác công - thủ - phản công có quy ước mới được nghiên cứu và đưa vào hệ thống huấn luyện. Măi cho tới cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời kỳ này lư thuyết chung về kiếm thuật đă được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Không chỉ vậy lư thuyết này c̣n được kết hợp với tư tưởng Nho Giáo để xây dựng một triết lí về phong cách sống và hành động của giới vơ sĩ đạo (Bushido).

Kiếm gỗ (Bokken)

Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Image Hosted by ImageShack.us Theo một số thư tịch cổ để lại th́ từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác. Có thể nói thời kỳ này đánh dấu một bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm, bởi trước đó thanh kiếm chỉ được coi là thứ vũ khí giết người. Khởi đầu của bộ môn nghệ thuật kiếm phải kể tới kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage dưới sự bảo trợ của tướng quân Tokugawa Ieyasu, ông đă truyền giảng cho môn sinh của ḿnh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật. Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646) - một kiếm sĩ tài ba sau này đă biên soạn cuốn "Fudochi - shinmyoroku" mà nội dung chủ yếu của nó kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono - ha Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo), đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba).

Image Hosted by ImageShack.us

Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng.

Image Hosted by ImageShack.us

Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, găng tay bảo vệ... cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không chỉ thu hẹp trong giới Samurai. Bằng chứng là đă có rất nhiều cuộc biểu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại những nơi sinh hoạt công cộng.

Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đă trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đă dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật.Tìm hiểu Văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.

(Theo thông tin Nhật Bản)

Tìm hiểu trà đạo

Trà đạo (茶道)

Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.

Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.

Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với cái thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phầm đặc sắc thuần Nhật. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính và nhập định thiền để đạt giác ngộ .

TRÀ VỚI CUỘC SỐNG

Từ xưa tới nay, uống trà là một sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Uống trà không những có lợi cho sức khỏe mà còn là một thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh. Dần dần, việc thưởng trà trở thành một cách thức giúp con người trở lại với bản tính tự nhiên của mình. Đó là chính là Trà đạo.

Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hoà, kính, thanh, tịch”.

“Hòa” có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.

“Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.

Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của chữ “Thanh”.

Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Đó là ý nghĩa của chữ “Tịch”.

Bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo.

Vậy thì “Trà đạo là gì?”, đã có ai trong những người quan tâm đến trà đạo chúng ta đã từng đặt câu hỏi này cho mình hay chưa.

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng đi từ quá trình hình thành của trà đạo cho đến các dụng cụ được sử dụng trong pha trà; từ trà thất cho đến cách pha trà; từ cách phục vụ trà cho đến cách uống trà… Tất cả làm nên việc thưởng trà của chúng ta được sống động và trọn vẹn.

Lịch sử

Giai đoạn 1

Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Lúc đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó giống như những trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh như vậy, có một nhà sư tên là Murata Juko tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà. Ông đến với trà với tư cách là một nhà sư, rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.

Juko yêu cái đẹp “wabi” và “sabi”.

Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, người kế nghiệp tiếp theo là Takeno Jyoo.

Jyoo quan niệm: “Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa, không lá, chỉ có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh.”

Giai đoạn 2

Sau Jyoo, thế kỷ 16, Senno Rikyu mới là người đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno Rikyu đã là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu khá phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó.

Cùng thời với Senrikyu, cũng có hoạt động của Yabunnouchi Jyochi (học trò của Takeno Jynoo). Yabunouchi Jyochi là trà sư của chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất ở Nhật Bản. Theo Yabunouchi, Trà đạo nằm trong các hành động của bản thân.

Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa.

Ngày xưa, các trà nhân pha trà theo cách riêng của mình. Nhưng sau thế hệ thứ nhất, người ta đã bắt đầu tạo ra cách pha trà chung. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức pha trà, còn đạo là duy nhất.

Giai đoạn 3 - Trà đạo trong thời hội nhập

Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi.

Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà.

Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.

TRÀ THẤT

Trà thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình. Nó như một bức tranh thủy mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emshiu đã tả:

Một chòm cây mùa hạ,

một nét biển xa,

một vừng trăng chiếu mờ nhạt.

Trên con đường dẫn đến trà thất có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta rửa tay trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:

Tôi nhìn ra,

không có hoa,

cũng không có lá.

Trên bờ biển,

một chòi tranh đứng trơ trọi,

trong ánh nắng nhạt chiều thu.

Ngôi nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Ðiều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nổi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, thậm chí vị samurai luôn luôn mang theo cây kiếm bên mình, cũng phải để lại nó ở bên ngoài. Bước vào phòng trà là một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, mà chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.

TOKONOMA

Văn hóa Nhật Bản [ Trà Đạo ] - Traveling - ,

Tokonoma là góc phòng được trang trí, hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản thân từ “tokonoma” ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó.

Văn hóa Nhật Bản [ Trà Đạo ] - Traveling - ,

Có một vài dấu hiệu để biết đâu là tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp. Hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình. Bạn có thể nhìn thấy một hộp hương trầm. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở Tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất.

Khi bước vào một trà thất, bạn thường quỳ và ngắm tokonoma một lát. Bạn cũng có thể nói về các vật được trưng bày. Thiền gây ảnh hưởng đến tokonoma lẫn chabana… chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.

CHABANA

Chabana (茶花) là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. Cha, theo nghĩa đen là trà và ban là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa.

Phong cách của chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất.

Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa.

Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men, cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác.

Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.

KANEJIKU

Kakejiku là một tác phẩm bằng tranh treo trên tường, ở kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. Thư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như “Bình thường tâm là đạo”, hoặc đơn giản chỉ là một chữ “VÔ”.

CÁC DỤNG CỤ PHA TRÀ

1. Kama (nồi đun nước): quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.

2. Tetsubin (ấm đun nước): thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.

3. Chawan (bát trà): có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý vào quan trọng nhất của Trà đạo. Có rất nhiều loại bát khác nhau, nhưng với những trà nhân Nhật Bản xưa kia cũng như ngày nay, bát trà gắn liền với tên tuổi của họ, bên cạnh sự yêu thích về nghệ thuật còn là sự ngưỡng mộ về lịch sử và văn hoá. Bát trà được các trà nhân yêu quý như chính bản thân họ vậy. Bởi vậy việc một bát trà có giá trị bằng một căn nhà đối với người hiểu về bát, cũng không có gì là lạ.

Bát trà được làm bằng gốm. Chất liệu được ưa thích không phải là những chiếc bát tròn vẹn bóng bẩy kiểu Trung quốc, mà là những chiếc bát thô sơ giản di, và hơn nữa, là được làm bằng tay. Chiếc bát trà thậm chí lại không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn”.

Ở Nhật bản có rất nhiều dòng gốm nổi tiếng theo từng vùng, nhưng với các trà nhân Nhật Bản thì : “nhất Raku, nhì Hazi, ba Karatsu”.

- Hagiyaki: lò gốm tại huyện Yamaguchi của Nhật. Bát của Hazi có đặc trưng là màu hồng nhạt, chân đế thường được cắt hình tam giác.

- Karu: do dòng họ Karu tại Kyoto sản xuất, bằng tay và không dùng bàn xoay. Đặc trưng là được phủ men đậm hoặc nâu đỏ, xương gốm mềm và thô.

- Karatsu: sản xuất tại saga và nagasaki trong đảo Kyashu. đặc trưng là xương gốm phủ áo trắng, trang trí hoa văn đơn giản bằng sắc màu nâu.

- Ngoài ra có rất nhiều loại bát khác nhau, mang những đặc trưng riêng đã được đặt tên như: Mishima, Kohiki, Hakeme, Tenmokuyu… Gốm sứ Việt nam rất được các trà nhân ưa chuộng ngay từ thế kỉ 15, là thế kỉ phát triển rực rỡ của trà đạo.

Khi đưa một bát trà cho khách, nếu bát có khắc hoa văn thì hoa văn luôn được hướng về phía khách chính để tỏ lòng hiếu khách. Đây cũng là một trong những nét lễ nghi đặc trưng của trà đạo: “Hoà- kính- thanh- tịnh”.

4. Natsume (hộp đựng trà): làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng trà nhân giống như bát vậy. Natsume có thể được trang trí hoa văn bên ngoài và trong buổi trà đạo hoa văn này được quay về phía những nơi trang trọng nhất. Trà trước khi cho vào natsume phải được lọc cẩn thận để không vón cục ảnh hưởng đến hương vị. Trà trong natsume được trình bầy theo hình núi Phú-sỹ, vốn là biểu tượng của Nhật bản.

5. Chasen (dụng cụ pha trà): được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột. Chasen mới và các tua tre phải đều, thì bát trà pha ra mới ngon, đều và đẹp mắt.

6. Chasaku (thìa xúc trà): làm bằng tre, dùng để múc trà ra bát. Giữa cán chasaku là khấc tre, và người cầm chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh của trà. Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo.

7· Chakin (khăn lau): làm từ vải trắng, để lau bát trước khi pha trà. Chakin luôn phải sạch và ẩm, nhưng không được ướt, và phải là màu trắng.

8. Shaku (gáo múc nước): dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi. Các quy tắc sử dụng shaku đã tạo ra những nét hấp dẫn rất đặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếng nước róc rách chẩy từ shaku xuống bát trà.

9. Futaoki: Đi kèm shaku là futaoki, là dụng cụ kê nắp kama khi mở.

10. Kensui: là dụng cụ để nước bẩn, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm… nhưng trong phòng trà luôn nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ.


BÁNH

Có thể nói bánh truyền thống của Nhật Bản đã phát triển cùng thói quen uống trà của người Nhật. Trong những lễ hội 4 mùa, người Nhật làm những chiếc bánh hình dáng nhỏ nhắn để thể hiện phong vị thiên nhiên, và bánh thường được thưởng thức cùng với trà. Bánh truyền thống nổi tiếng được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, bốn mùa, từ thơ Waka, Haiku (là các thể thơ cổ của Nhật Bản) và cảm hứng từ quê hương.