Nov 27, 2008

'Bật mí' thị trường laptop

Bên cạnh hàng mới 100%, trên thị trường vẫn có hàng xếp loại hai, loại ba của các công ty, tập đoàn bán lẻ ở nước ngoài bán cho các công ty chuyên nhập hàng về Việt Nam.

Ảnh: Hoàng Hà.

Tại Việt Nam, người tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở yếu tố "chính hãng" của sản phẩm. Ảnh: Hoàng Hà.

Khách hàng thường rất vững bụng khi mua laptop có thương hiệu nổi tiếng như Dell, Sony, IBM, Toshiba, HP, Compact... Nhưng rất nhiều người không hề biết là những hãng lớn như vừa nêu cũng đưa ra thị trường nhiều loại hàng có chất lượng và giá bán khác nhau. Tất cả đều là "hàng chính hãng", nhưng có sự khác biệt đáng chú ý. Việc làm của họ là công khai, minh bạch và đem lại lợi ích cho chính giới tiêu thụ sản phẩm.

Nhưng tại thị trường Việt Nam, người ta thường tập trung chú ý vào yếu tố "chính hãng" của sản phẩm mà không quan tâm đến thiết bị đó có thực sự là sản phẩm mới 100% hay không. Không phải lúc nào khách hàng mua laptop cũng được mang về hàng mới 100% như lời "tư vấn" của các nhân viên bán hàng. Thậm chí, ngay cả các nhân viên kinh doanh của các công ty cũng không hề biết chắc sản phẩm của mình bán có thực sự là hàng mới 100% hay không.

Bên cạnh hàng mới 100%, trên thị trường vẫn có hàng xếp loại hai, loại ba của các công ty, tập đoàn bán lẻ ở nước ngoài bán cho các công ty chuyên nhập hàng về Việt Nam và phân phối lại cho các công ty bán lẻ. Nếu nhìn bằng mắt thường, ngay cả chuyên viên kỹ thuật cũng không thể phân biệt được đâu là laptop mới 100%, đâu là hàng loại hai, loại ba. Công ty phân phối giấu nhẹm thông tin, người dùng không biết kiểm tra và cứ ngỡ rằng mình mua được đồ xịn với giá rẻ.

Hầu như các thiết bị điện tử công nghệ thông tin đều có hàng loại hai, một số ít có hàng loại ba. Thị trường laptop trong nước đã xuất hiện khá nhiều hàng loại hai trên các thiết bị số như loa máy tính, máy nghe nhạc MP3/MP4 (nhất là iPod), màn hình LCD, đầu đĩa DVD... Tại các cửa hàng chuyên bán laptop, dạng máy thuộc hàng loại hai, ba thường thấy nhất là sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng.

Ảnh: Hoàng Hà.

Cả hàng Brand New, Refurbished và Reconditioned đều được bày bán chung. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Cả ba loại hàng trên đều phải thông qua quy trình kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn chất lượng của hãng trước khi được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại khác nhau.

Sau khi kiểm tra, những laptop hoàn toàn không bị phát hiện lỗi nào sẽ được đóng hộp, xuất xưởng ngay. Đó là hàng Brand New.

Được xếp vào nhóm hàng Refurbished và Reconditioned gồm những sản phẩm không đáp ứng tuyệt đối các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của nhà sản xuất, nhưng vẫn nằm trong biên độ lỗi cho phép xuất xưởng. Cũng có thể là hàng bị lỗi do quá trình vận chuyển từ nhà sản xuất đến cửa hàng bán lẻ, hàng mới thuộc dạng Brand New nhưng trong thời gian bảo hành và bị người mua trả lại. Ở nước ngoài, hàng Brand New, Refurbished và Reconditioned được bày bán kèm theo thông tin rõ ràng và giá bán khác nhau.

Các nhà sản xuất bán ra loại hàng Refurbished thường chấp nhận thời hạn bảo hành cho người dùng là 90 ngày, với hàng Reconditioned là 30 ngày. Thời gian cam kết bảo hành các loại hàng cho công ty bán lẻ tùy theo thỏa thuận với các nhà nhập khẩu, phân phối. Về giá cả, đối với hàng Refurbished, các công ty bán lẻ có thể được giảm tới 30% và Reconditioned thì tới 50% so với hàng Brand New.

Hàng Refurbished, Reconditioned nhập về Việt Nam, các công ty đều tăng thời gian bảo hành lên một năm (bằng với thời gian bảo hành hàng Brand New), và giảm giá bán từ 10 - 20 USD so với hàng Brand New. Tuy nhiên, dù được nhà sản xuất hoặc hãng bán hàng nước ngoài cung cấp thông tin về từng loại hàng, nhưng các công ty nhập hàng về Việt Nam che giấu hoặc chỉ công bố thông tin một cách mập mờ. Do đó, người tiêu dùng không thể biết thông tin chính xác về sản phẩm mình chọn mua. Nói cách khác, nhiều người mua sản phẩm Refurbished (hoặc Reconditioned) nhưng cứ tưởng mình mua được hàng chính hãng mới toanh, với giá ưu đãi.

Ảnh: Hoàng Hà.

Thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng trong nước chưa trọn vẹn. Ảnh: Hoàng Hà.

Vậy chất lượng hai loại hàng trên thực sự thế nào? Câu trả lời cho những khách hàng lỡ mua loại này là còn tùy vào sự may rủi.

Về lý thuyết, chất lượng loại hàng Refurbished và Reconditioned không đáng tin cậy bằng hàng Brand New. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chất lượng hai loại hàng đó không tốt.

Thông thường, chất lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào tên tuổi, uy tín của nơi bán và thường nguồn hàng sẽ không được đảm bảo như nguồn hàng của hãng sản xuất. Các công ty Việt Nam thường nhập hàng từ các công ty Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia...

Một số nhân viên kỹ thuật của các công ty chuyên nhập hàng về cho biết, lỗi thường thấy của những loại này là bị điểm chết trên màn hình sau một thời gian ngắn sử dụng, hoặc màn hình hay bị một đường sáng thẳng kéo ngang qua hay bị giựt hình.

(Theo e-Chip Mobile)

Nhận biết laptop loại hai, loại ba

Laptop nhập khẩu 'nguyên đai, nguyên kiện'. Ảnh minh họa: Andrewcurrie.

Tất cả những lô hàng nhập từ nhà sản xuất đều có thùng đựng máy được niên phong. Các lô hàn

g loại hai và loại ba luôn được các hãng ghi rõ bên ngoài thùng các tông: Refurbished hoặc Reconditioned, nhưng khi đến tay người mua thì lại mất ghi chú.

Khi hàng nhập về và đến tay người mua, nhiều thùng hàng niêm phong không còn nguyên vẹn do các khâu kiểm tra hàng và những nguyên nhân khác. Nhưng điều đáng nói là hầu hết những thùng hàng loại hai (hàng Refurbished), loại ba (hàng Reconditioned), đều bị giấu nhẹm, không cho người mua biết. Bao bì sản phẩm được làm lại, đựng trong những chiếc thùng các tông làm tại Việt Nam hoặc thùng của một laptop khác. Tất nhiên, không hề có ghi chú sản phẩm loại hai hay loại ba.

Điều đầu tiên người mua máy có thể tự mình kiểm tra là phải có sự trùng khớp các thông tin trên thân máy và bên ngoài thùng các tông, như serial (Part Number, Service Tag), cấu hình máy... Nếu có sự khác biệt, nghĩa là chiếc thùng đó không phải của máy bên trong. Trong trường hợp này, người mua nên từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu người bán giao thùng hàng có thông tin trùng với laptop.

Nếu chưa thực sự an tâm, người mua có thể kiểm chứng số serial (Part Number, Service Tag) của máy trên website của nhà sản xuất laptop để biết thông tin về loại hàng. Mỗi chiếc laptop có một Part Number, Service Tag riêng, không trùng lắp với sản phẩm nào.

Theo giới chuyên môn, một số hãng có quy ước riêng trong cách đánh số serial để nhận biết hàng loại hai, loại ba. Như Toshiba, họ thường thêm vào cuối dãy số Part Number (được ghi phía dưới máy tính) chữ B cho biết đó là hàng loại hai và chữ Z nếu là hàng loại ba.

Ví dụ, sản phẩm hoàn thiện 100% (loại một) có Part Number là PSAFOU_01P009; nếu là hàng loại hai sẽ có Part Number là PSAFOU_01P009B; hàng loại ba sẽ là PSAFOU_01P009Z. Tuy nhiên, cách đánh Part Number của laptop Toshiba không đồng nhất cho tất cả các model. Từng model của Toshiba có cách ghi Part Number khác nhau để phân loại hàng. Một số dòng thường thấy có hàng loại hai của hãng này là Satellite, Satellite Pro, Tecra.

Nhà sản xuất laptop HP quản lý hàng loại hai và loại ba bằng Part Number theo quy ước thống nhất cho tất cả các model. Khác với Toshiba, dãy số và chữ của Part Number sẽ có chữ R phía trước dấy # nếu đó là hàng loại hai.

Ví dụ, sản phẩm loại một của HP có Part Number là RK573AA#ABA thì hàng loại hai của hãng này sẽ là RK573AAR#ABA.

Cần tra cứu thông tin sản phẩm mình định mua qua mạng trước. Ảnh: Hoàng Hà.

Cần tra cứu thông tin sản phẩm mình định mua qua mạng trước.
Ảnh: Hoàng Hà.

Hãng Lenovo thì thêm ba chữ cái REF ở sau cùng để phân biệt đó là hàng loại hai. Ví dụ, sản phẩm loại một của Lenovo có Part Number là 2887W1F thì hàng loại hai sẽ là 288W1F-REF. Một số dòng Pavilion của HP và Presario của Compaq có nhiều sản phẩm là hàng loại hai.

Riêng Dell không áp dụng cách ghi service tag như trên. Vì thế, người mua chỉ có thể kiểm chứng thông tin trên website của hãng, tại địa chỉ: http://support.dell.com/support/topics/global.aspx/support. Dòng Inspiron của Dell là một trong những dòng máy có nhiều sản phẩm loại hai.

Không phải tất cả dòng máy của nhà sản xuất đều có hàng loại hai và loại ba, mà chỉ có ở một số model nhất định. Vì vậy, trước khi mua laptop, người dùng nên vào mạng để tìm thông tin về loại mình đang mua xem có hàng loại hai hay không.

Bạn có thể tra cứu thông tin về phân loại sản phẩm xuất xưởng của các hãng Toshiba, Sony, IBM, HP, Lenovo tại địa chỉ: www.shopping.hp.com; www.toshibadirect.com; www.ibm.com; www.sony.com; www.directron.com/r512887w1fref.html.

Ảnh: Exporters.

Laptop bày bán trên giá hay có lỗi về màn hình. Ảnh: Exporters.

Tuy nhiên, biện pháp vừa nêu chỉ giúp người dùng kiểm tra sản phẩm thuộc loại hàng nào khi được nhà sản xuất đưa ra thị trường.

Đối với trường hợp các thiết bị bị lỗi, hoặc đã qua sử dụng, được các công ty bán lẻ ở Việt Nam (thậm chí cả từ nước ngoài) tân trang, đóng thùng niêm phong rồi tung ra thị trường, cố ý lừa bịp khách hàng thì những biện pháp trên là vô hiệu.

Thậm chí, một số công ty nhập hàng về đã thay đổi cấu hình máy cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dùng (cạnh tranh bằng giá và khuyến mãi), hoặc luộc lại những sản phẩm chính hãng xuất xưởng loại một nhưng đã qua sử dụng.

(Theo e-Chip Mobile)

Nov 17, 2008

Một số website học tiếng Nhật miễn phí

Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia có mức đầu tư lớn vào Việt Nam, số lượng du khách từ xứ sở mặt trời mọc cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Vì thế việc học tiếng Nhật nổi lên như một" hiện tượng" là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên điều gây khó khăn cho những ai muốn tiếp cận loại ngôn ngữ trên hiện nay là... không kiếm được chỗ học! Các trung tâm tiếng Nhật như Đông Du, Đông Kinh, Sakura... luôn kín hết chỗ trước khai giảng cả tuần. Nắm bắt được nhu cầu đó, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản đã cung cấp một số trang web điện tử nhằm giúp những ai có nguyện vọng học tập ngôn ngữ trên được tiếp xúc với nguồn tài liệu hoàn toàn miễn phí và rất hữu dụng như:

1. “Giáo dục tiếng Nhật ở nước ngoài” của Quỹ giao lưu quốc tế: jpf.go.jp/j/japan_j/index.html

Trang web này giới thiệu những thông tin mới nhất liên quan đến việc dạy và học tiếng Nhật, những chương trình tài trợ, sách tài liệu tham khảo và cả tình hình dạy và học tiếng Nhật ở nước ngoài. Qua trang web này, bạn có thể có được danh sách các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật ở TP.HCM.

2. Bài kiểm tra tiếng Nhật qua Internet “Sushi Test”: momo.jpf.go.jp/sushi/

Đây là trang giới thiệu Bài kiểm tra tiếng Nhật qua mạng của Quỹ giao lưu quốc tế. Bạn có thể làm bài nhiều lần vào bất cứ khi nào và miễn phí qua mạng Internet.

3) Trang web giới thiệu tài liệu giảng dạy tiếng Nhật (bằng tiếng Nhật và tiếng Anh): momiji.jpf.go.jp/kyozai/index.php

Đây là trang web do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) quản lý. Qua trang web này, bạn có thể dễ dàng thu thập được những tài liệu liên quan đến giảng dạy tiếng Nhật, hữu ích cho việc soạn giáo án của bạn. Ngoài ra, thông qua trang web này bạn có thể trao đổi ý kiến, giao lưu với những giáo viên dạy tiếng Nhật khác trên thế giới.

4. Bài học tiếng Nhật qua Đài phát thanh NHK: nhk.or.jp/lesson/

Bạn có thể học tiếng Nhật căn bản bằng tiếng Việt thông qua chương trình” Cùng học tiếng Nhật” của Đài phát thanh NHK. Bài học được cập nhật hàng tuần. Ngoài ra, trang web này cũng cung cấp những phiên bản nghe và đọc của Đài phát thanh NHK.

5. Kids Web Japan: web-japan.org/kidsweb/index.html

Đây là trang web giới thiệu Nhật Bản do Bộ Ngoại giao Nhật Bản quản lý dành cho các em thiếu nhi lứa tuổi từ 10 đến 14. Trang web này được làm bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Ngoài ra, trong trang web còn có bài học tiếng Nhật sơ cấp, được trình bày rất sinh động và dễ hiểu.

6. Trang web của Trung tâm tiếng Nhật dành cho Du học sinh của Trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo: jplang.tufs.ac.jp/account/login

Trang web này được viết cả bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, giới thiệu những bài học tiếng Nhật một cách đa dạng và phong phú.

Nov 12, 2008

Bios beep codes

AMI (American Megatrends International) BIOS Beep Codes.
AMI BIOS dùng những tiếng beep đều nhau để báo lỗi.
Số beep - Nguyên nhân có thể:
-------------------------------
1 Beep (No video) Lỗi làm tươi bộ nhớ Ram Ram cắm ko chặt hoặc Ram hỏng
2 Beeps Lỗi cân bằng bộ nhớ Sai Bus hoặc Ram có vấn đề
3 Beeps Base 64K mem failure Bad memory
4 Beeps Bộ định thời không hoạt động Mainboard có vấn đề
5 Beeps Lỗi ở CPU CPU có vấn đề
6 Beeps 8042 Gate A20 failure Bad CPU or Motherboard
7 Beeps Lỗi ở CPU Sai bus
8 Beeps Lỗi ở Card màn hình VCard có vấn đề
9 Beeps ROM checksum error BIOS có vấn đề
10 Beeps CMOS checksum error Mainboard có vấn đề
11 Beeps Cache memory bad Mainboar và/hoặc CPU có vấn đề

Award BIOS Beep Codes
Award BIOS dùng các tiếng Beep dài ngắn khác nhau và đôi khi có tần số khác nhau để thông báo lỗi
Mã lỗi - Nguyên nhân có thể
----------------------------
1 dài, 2 ngắn Lỗi ở Card màn hình Card màn hình có vấn đề
beep liên tục không ngừng Lỗi bộ nhớ Ram Ram hỏng hoặc cắm không chặt
1 dài, 3 ngắn Lỗi ở Card màn hình Card màn hình/bộ nhớ của nó có vấn đề
Nhiều tiếng beeps cao liên tục CPU quá nóng Quạt CPU hỏng
Beeps cao thấp lặp lại liên tục Lỗi ở CPU CPU có vấn đề

Phoenix BIOS Beep Codes
Phoenix BIOS dùng các chuỗi tiếng beep liền nhau để thông báo lỗi, ví dụ 1-2-3 là chuỗi đầu 1 beep, nghỉ, chuỗi kế 2 beeps, nghỉ, chuỗi cuối 3 beeps
BEEP CODE MEANING POSSIBLE CAUSE
1 - 1 - 2 CPU / motherboard failure Bad CPU / motherboard
1 - 1 - 3 CMOS read/write failure Bad motherboard
1 - 1 - 4 BIOS ROM failure Bad BIOS chip
1 - 2 - 1 Timer failure Bad motherboard
1 - 2 - 2 DMA failure Bad motherboard
1 - 2 - 3 DMA failure Bad motherboard
1 - 3 - 1 Memory refresh failure Bad memory
1 - 3 - 2 64K memory failure Bad memory
1 - 3 - 3 64K memory failure Bad memory
1 - 3 - 4 64K memory failure Bad memory
1 - 4 - 1 Address line failure Bad memory
1 - 4 - 2 Parity error Bad memory
1 - 4 - 3 Timer failure Bad motherboard
1 - 4 - 4 NMI port failure Bad motherboard
2 - 1 - 1 64K memory failure Bad memory
2 - 1 - 2 64K memory failure Bad memory
2 - 1 - 3 64K memory failure Bad memory
2 - 1 - 4 64K memory failure Bad memory
2 - 2 - 1 64K memory failure Bad memory
2 - 2 - 2 64K memory failure Bad memory
2 - 2 - 3 64K memory failure Bad memory
2 - 2 - 4 64K memory failure Bad memory
2 - 3 - 1 64K memory failure Bad memory
2 - 3 - 2 64K memory failure Bad memory
2 - 3 - 3 64K memory failure Bad memory
2 - 3 - 4 64K memory failure Bad memory
2 - 4 - 1 64K memory failure Bad memory
2 - 4 - 2 64K memory failure Bad memory
2 - 4 - 4 64K memory failure Bad memory
2 - 4 - 4 64K memory failure Bad memory
3 - 1 - 1 Slave DMA failure Bad motherboard
3 - 1 - 2 Master DMA failure Bad motherboard
3 - 1 - 3 Interrupt controller failure Bad motherboard
3 - 1 -4 Slave IC failure Bad motherboard
3 - 2 -2 Interrupt Controller failure Bad motherboard
3 - 2 - 3
3 - 2 - 4 Keyboard control failure Bad motherboard
3 - 3 - 1 CMOS batter failure Bad CMOS battery
3 - 3 - 2 CMOS configuration error Incorrect setting
3 - 3 - 3
3 - 3 - 4 Video memory failure Bad video card or memory
3 - 4 - 1 Video init failure Bad video card or memory
4 - 2 - 1 Timer failure Bad motherboard
4 - 2 - 2 CMOS shutdown failure Bad motherboard
4 - 2 - 3 Gate A20 failure Bad motherboard
4 - 2 - 4 Unexpected interrupt Bad processor
4 - 3 - 1 RAM test failure Bad memory
4 - 3 - 3 Timer failure Bad motherboard
4 - 3 - 4 RTC failure Bad motherboard
4 - 4 - 1 Serial port failure Bad motherboard
4 - 4 - 2 Parallel port failure Bad motherboard
4 - 4 - 3 Coprocessor failure Bad motherboard or CPU.
9 - 2 - 1 Video adapter incompatibility Use a different brand of video card

Ngoài ra, để tham khảo thêm, có thể vào: http://www.bioscentral.com/ với rất nhiều thông tin về BIOS

Nov 9, 2008

Nov 2, 2008

Hotel California